27/01/2021

Kinh hoàng biến ‘thịt ôi thành thịt tươi’ bằng hóa chất chế tạo thuốc nổ

Ghi nhận từ Trí Thức Trẻ, gần đây, các trang mạng xã hội đang đăng tải thông tin về loại bột có khả năng biến thịt ôi thành thịt tươi chỉ trong nháy mắt, với tên gọi là bột "săm bếp".
 
Lạm dụng có khả năng gây ung thư
Ghi nhận từ Trí Thức Trẻ, gần đây, các trang mạng xã hội đang đăng tải thông tin về loại bột có khả năng biến thịt ôi thành thịt tươi chỉ trong nháy mắt, với tên gọi là bột "săm bếp".
 
Dựa theo cảm nhận và tính chất vật lý của bột, các chuyên gia đã kết luận rằng thứ bột này chính là KNO3 - kali nitrate - hay còn gọi là diêm sinh, một hoá chất được dùng để chế tạo thuốc nổ. Sự thực là KNO3 được phép sử dụng là chất phụ gia bảo quản thực phẩm, tất nhiên là với liều lượng cực kỳ hạn chế.
 

Lạm dụng chất KNO3 bảo quản thực phẩm sẽ gây ung thư.
Tại nước ta, theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế về “danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”, mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng KNO3 cho các sản phẩm thịt hộp, thịt muối, lạp xưởng, jambon là 500mg/kg (500mg KNO3 trong 1kg thực phẩm). Nhiều loại thực phẩm đóng hộp ở VN có sử dụng loại chất bảo quản này. Ví dụ các loại thịt hộp trong hình dưới đây (của Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long - Halong Canfoco).
 
Nitrate và nitrite có mặt ở hầu hết các loại thực phẩm hiện nay, kể cả trong rau chúng ta vẫn ăn hàng ngày.
 
Về cơ bản, 2 chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành oxit nitric (NO) có vai trò khá quan trọng đối với cơ thể. Nó trở thành các phân tử truyền tín hiệu, giúp các cơ động mạch nghỉ ngơi và góp phần hạ huyết áp.
 
Muối nitrate còn có công dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chính vì thế, nó được dùng để làm chất bảo quản cho thịt, hoặc cho vào thịt muối, thịt hun khói... Gốc nitrate và nitrite cũng là lý do khiến các loại thịt này duy trì được màu đỏ bắt mắt vốn có.
 
Trong kali nitrat, yếu tố được quan tâm khi đề cập tính độc hại là nitrat (NO3), còn với kali thì thường được xem là không độc hại gì. Nitrat khi đi vào cơ thể ở mức bình thường (không nhiều lắm) thì không gây hại cho cơ thể
 
Thế nhưng vấn đề là ở chỗ: trong hệ tiêu hóa nitrat có thể bị khử thành nitric (NO2). Nitric là chất có khả năng biến hemoglobin trong máu (chất đóng vai trò vận chuyển oxy) thành chất methemoglobin (chất không có khả năng vận chuyển oxy).
 
Do đó nếu lượng nitrat vượt quá mức cho phép, lượng nitric được tạo thành sẽ nhiều lên và làm suy giảm khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào. Về lâu dài, nó có thể gây ra triệu chứng xanh xao, đặc biệt là ở trẻ em (hội chứng “blue baby”). Hệ quả xấu nhất là có thể gây bất tỉnh, thậm chí tử vong do thiếu oxy cung cấp cho tế bào cơ thể. Bên cạnh đó, nitric có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp và được cho là làm tăng nguy cơ gây ung thư.
 
Người tiêu dùng bảo vệ bằng cách nào?
Với thịt: Trước khi mua nên yêu cầu người bán hàng cắt đôi miếng thịt ra để quan sát màu sắc và mùi ở bên trong. Khi mua về nên rửa kỹ hay ngâm thịt trong nước (tốt nhất là nước ấm) để làm trôi các hóa chất đã được dùng để bảo quản, theo TTO.
 
Với các loại thủy hải sản: Vì kích thước các loại thủy hải sản khá bé (so với miếng thịt), chất bảo quản có thể thấm sâu vào bên trong với hàm lượng tương đối lớn. Do đó ngoài các biện pháp trên, nên hạn chế mua các loại thủy hải sản không tươi tốt, nguồn gốc không rõ ràng.
 
Với thực trạng thực phẩm “ô nhiễm” tràn lan như hiện nay, có một nguyên tắc chung cho việc sử dụng tất cả loại thực phẩm nên được áp dụng là:
 
Nên thường xuyên thay đổi loại thực phẩm sử dụng. Không nên dùng một loại thực phẩm quá thường xuyên để tránh bị tích lũy một loại độc chất nhất định nào đó (nếu có trong loại thực phẩm này) vào cơ thể. Nguyên tắc này đôi lúc được đề cập như là “phương pháp phân tán rủi ro”.
1900 099 973